Product Lifecycle
Last updated
Last updated
Vòng đời sản phẩm (Product Lifecycle) là mô hình mô tả các giai đoạn mà một sản phẩm trải qua từ khi được giới thiệu đến khi rút khỏi thị trường. Các giai đoạn của vòng đời sản phẩm bao gồm:
Introduction (Ra mắt thị trường)
Growth (Tăng trưởng)
Maturity (Trưởng thành/Bão hòa)
Decline (Suy giảm)
Introduction
Cao
Cao
Thấp
Growth
Trung bình
Trung bình
Cao
Maturity
Thấp
Trung bình
Cao nhất
Decline
Thấp hoặc Tăng cao để duy trì sản phẩm
Thấp
Thấp
Sản phẩm điện thoại thông minh Samsung
Ra mắt thị trường: Samsung ra mắt một mẫu điện thoại mới dòng sản phẩm Samsung Galaxy S. Họ đầu tư rất nhiều chi phí để nghiên cứu công nghệ máy ảnh, vi xử lý, khả năng chống nước,... Khi đưa ra thị trường, Samsung sử dụng nhiều chiến dịch quảng cáo để tăng mức độ nhận thức của khách hàng với sản phẩm.
Tăng trưởng: Sau khi sản phẩm được thị trường chấp nhận, doanh số bán hàng bắt đầu tăng nhanh chóng. Khách hàng bắt đầu tự tìm mua sản phẩm, giới thiệu cho người thân bạn bè. Lúc này chi phí sẽ được chuyển sang cho các chính sách bán hàng nhằm thúc đẩy doanh số.
Bão hòa: Sản phẩm đạt đến đỉnh cao của sự phổ biến, doanh số bán hàng ổn định và bắt đầu chững lại. Thị trường trở nên bão hòa và cạnh tranh tăng cao. Chi phí được chuyển sang khâu bảo hành và chăm sóc khách hàng. Trong giai đoạn này Samsung cũng sẽ tiến hành R&D cho model sản phẩm mới.
Suy giảm: Doanh số bán hàng bắt đầu giảm khi các công nghệ mới hoặc sản phẩm cạnh tranh xuất hiện. Công ty có thể quyết định rút sản phẩm khỏi thị trường hoặc giảm giá để duy trì doanh số còn lại. Song song với đó chuẩn bị cho ra mắt model mới sản phẩm mới.
Quản lý hiệu quả sản phẩm: Hiểu rõ vòng đời sản phẩm giúp doanh nghiệp quản lý sản phẩm một cách hiệu quả từ khi ra mắt đến khi rút khỏi thị trường. Điều này bao gồm việc định giá, tiếp thị, phân phối, và phát triển sản phẩm.
Định hướng chiến lược: Vòng đời sản phẩm giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp với từng giai đoạn. Ví dụ, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển trong giai đoạn giới thiệu, mở rộng kênh phân phối trong giai đoạn tăng trưởng, hoặc cải tiến sản phẩm trong giai đoạn chín muồi.
Tối ưu hóa tài nguyên: Bằng cách nhận biết các giai đoạn khác nhau của vòng đời sản phẩm, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên như chi phí tiếp thị, sản xuất, và phát triển. Điều này giúp giảm lãng phí và tăng hiệu quả kinh doanh.
Dự báo và lập kế hoạch: Vòng đời sản phẩm cung cấp cơ sở cho việc dự báo doanh số bán hàng và lập kế hoạch tài chính. Doanh nghiệp có thể chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo của sản phẩm và điều chỉnh chiến lược kịp thời.