Business Model Canvas

1. Định nghĩa

Business Model Canvas (BMC) là một template cung cấp góc nhìn tổng quan và toàn diện về các khía cạnh chiến lược giúp đưa một sản phẩm ra thị trường thành công. BMC thường được sử dụng để phác thảo các yếu tố để khởi tạo một mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp, ngoài ra cũng được sử dụng xây dựng mô hình kinh doanh cho một sản phẩm. Một số yếu tố được đưa ra trong 1 Business Model Canvas như sau:

  • Customer segments (Phân khúc khách hàng) - Ai là người sử dụng sản phẩm?

  • Product value proposition (Giá trị sản phẩm mang lại) - Sản phẩm mang lại giá trị gì cho khách hàng?

  • Revenue streams (Nguồn doanh thu) - Những nguồn doanh thu sản phẩm có thể mang lại cho doanh nghiệp?

  • Channels (Kênh phân phối) - Sản phẩm được bán hoặc phân phối qua đâu?

  • Customer relationships (Quan hệ với khách hàng) - Chiến lược tương tác, hỗ trợ và làm hài lòng khách hàng là gì?

  • Key partners (Đối tác chính) - Những công ty hoặc cá nhân nào khác tham gia vào chiến lược phát triển và thâm nhập thị trường?

  • Key activities (Hoạt động chính) - Những hoạt động nội bộ cần triển khai để phát hành sản phẩm?

  • Key resources (Nguồn lực chính) - Nguồn lực con người, tài nguyên và ngân sách cần có để triển khai?

  • Cost structure (Cơ cấu chi phí) - Cơ cấu chi phí để phát triển, phân phối và vận hành sản phẩm?

2. Ví dụ & minh họa

Một công ty khởi nghiệp về giao đồ ăn có thể sử dụng Business Model Canvas để xác định và phân tích mô hình kinh doanh của mình. Các yếu tố chính bao gồm:

  • Customer Segments (Phân khúc khách hàng): Người tiêu dùng, văn phòng, nhà hàng đối tác.

  • Value Propositions (Giá trị cung cấp): Giao đồ ăn nhanh chóng, đa dạng món ăn, dễ dàng đặt hàng qua ứng dụng di động.

  • Channels (Kênh phân phối): Ứng dụng di động, trang web, điện thoại.

  • Customer Relationships (Quan hệ khách hàng): Hỗ trợ khách hàng trực tuyến, chương trình khách hàng thân thiết.

  • Revenue Streams (Dòng doanh thu): Phí giao hàng, hoa hồng từ nhà hàng, quảng cáo trên ứng dụng.

  • Key Resources (Nguồn lực chính): Công nghệ (ứng dụng), đội ngũ giao hàng, quan hệ đối tác với nhà hàng.

  • Key Activities (Hoạt động chính): Quản lý đơn hàng, giao hàng, duy trì và cải tiến ứng dụng.

  • Key Partnerships (Đối tác chính): Nhà hàng, công ty giao hàng, các nền tảng thanh toán.

  • Cost Structure (Cơ cấu chi phí): Chi phí phát triển và duy trì ứng dụng, chi phí trả lương cho đội ngũ giao hàng, chi phí tiếp thị.

3. Tầm quan trọng

  • Hình dung tổng thể: Business Model Canvas giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể và trực quan về mô hình kinh doanh của mình, giúp dễ dàng phân tích và điều chỉnh các yếu tố để đạt hiệu quả cao hơn.

  • Tăng cường sáng tạo: Bằng cách sắp xếp và phân tích các yếu tố trong một khung canvas, doanh nghiệp có thể nhận diện các cơ hội và ý tưởng mới để cải tiến hoặc xoay chuyển mô hình kinh doanh.

  • Cải thiện giao tiếp: Canvas cung cấp một ngôn ngữ chung và dễ hiểu cho mọi thành viên trong doanh nghiệp, giúp cải thiện giao tiếp và hợp tác giữa các bộ phận.

  • Hỗ trợ ra quyết định: Bằng cách làm rõ các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh, Business Model Canvas giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu và phân tích rõ ràng.

Last updated