Churn Rate
Last updated
Last updated
Churn Rate (tỷ lệ rời bỏ) là tỷ lệ phần trăm khách hàng hoặc người dùng ngừng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một chỉ số quan trọng để đo lường mức độ giữ chân khách hàng và là dấu hiệu của sự hài lòng của khách hàng.
Với ứng dụng, tỷ lệ Churn Rate là % số người dùng gỡ ứng dụng hoặc ngưng sử dụng ứng dụng sau một thời gian. Chỉ số này thường được đo vào những mốc thời gian 7 ngày, 30 ngày, 60 ngày,... tùy theo đặc thù của từng ứng dụng. Ngược lại với Churn Rate là Retention Rate, trong khi Retention Rate thể hiện mức độ trung thành của người dùng thì Churn Rate thể hiện vòng đời của người dùng đến thời điểm nào sẽ rời bỏ.
Users at Start period: Người dùng mới tại thời điểm bắt đầu khoảng thời gian tính toán. Ví dụ: đầu tháng
Users at End period: Người dùng mới tại thời điểm kết thúc khoảng thời gian tính toán. Ví dụ: cuối tháng
Tính Churn Rate cho ứng dụng ví điện tử trong 1 tháng
Số lượng người dùng tại ngày đầu tiên là 1000 người dùng. Trong 1000 người, số lượng người còn tương tác với ứng dụng dùng tại ngày cuối cùng của tháng là 967 người.
Churn rate = (1000 - 967) / 1000 x 100 = 3.3%
Một số tỷ lệ Churn Rate của các ứng dụng nổi tiếng:
Netflix: 3.3% Monthly Churn Rate
Disney+: 3.7% Monthly Churn Rate
Spotify: 3.9% Monthly Churn Rate
Hulu: 5.2% Monthly Churn Rate
Adobe: 10% Yearly Churn Rate
Việc đo lường tỷ lệ Churn Rate giúp ích rất nhiều cho đội ngũ phát triển sản phẩm và kinh doanh:
Đo lường sự hài lòng của khách hàng: Qua tỷ lệ Churn Rate chúng ta có thể biết khách hàng có đang thực sự sử dụng sản phẩm của mình hay không. Tỷ lệ Churn Rate cao cho thấy khách hàng đang rời bỏ sản phẩm, có thể do chất lượng sản phẩm dịch vụ hoặc do sự cạnh tranh của đối thủ.
Dự báo doanh thu: Tỷ lệ Churn Rate cũng là 1 chỉ số đóng góp vào việc dự báo doanh thu trong tương lai. Nếu tỷ lệ Churn Rate cao mà lượng người dùng mới không thể bù lại có thể dẫn đến doanh thu sụt giảm trong tương lai.
Khi đo lường tỷ lệ Churn Rate cần chọn đúng khoảng thời gian tùy theo sản phẩm dịch vụ mình đang cung cấp. Nếu sản phẩm của bạn cung cấp các tính năng để người dùng sử dụng hàng ngày thì khoảng thời gian đo sẽ ngắn theo tuần, theo tháng như Netflix, Spotify. Nếu sản phẩm của bạn cung cấp công cụ và không sử dụng thường xuyên thì thời gian đo sẽ dài hơn theo Quý, theo Năm như các công cụ chỉnh sửa ảnh, ứng dụng ghi chú.